Tái nhiễm virus dengue có thể làm sốt xuất huyết nghiêm trọng hơn?
– Virus gây bệnh sốt xuất huyết Dengue có 4 loại tương ứng với 4 tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Nếu nhiễm lại một tuýp virus dengue khác với tuýp đã từng nhiễm có thể làm tăng nguy cơ sốt xuất huyết nghiêm trọng hơn.
– Theo Tổ chức Y tế thế giới, sốt xuất huyết được xếp vào 10 thách thức y tế toàn cầu. Có 40% dân số trên thế giới sống trong vùng nguy cơ nhiễm sốt xuất huyết dengue, tỉ lệ mỗi lúc mỗi tăng.
Sốt xuất huyết dengue do 4 tuýp huyết thanh của virus dengue gây ra. Virus gây bệnh sốt xuất huyết Dengue có 4 loại tương ứng với 4 tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.
Tái nhiễm sốt xuất huyết có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn?
Mọi chủng người, giới tính, lứa tuổi đều có thể nhiễm virus và mắc bệnh sốt dengue (SD) và sốt xuất huyết dengue (SXHD) nếu chưa có miễn dịch. Ở vùng bệnh lưu hành nặng (miền Nam và Nam Trung Bộ nước ta), tỷ lệ mắc bệnh của trẻ em (dưới 15 tuổi) thường cao hơn, còn ở vùng lưu hành nhẹ, khả năng mắc của trẻ em và người lớn như nhau tuy bệnh cảnh trên người lớn thường nặng hơn.
– Người từng nhiễm virus dengue hoặc đã mắc bệnh thường có miễn dịch lâu dài với virus cùng tuýp huyết thanh. Tuy nhiên, nếu nhiễm lại một tuýp virus dengue khác với tuýp đã từng nhiễm thường xuất hiện bệnh cảnh nặng hơn, dễ trở thành sốt xuất huyết dengue (SXHD) hoặc sốc dengue do cơ chế hình thành các phức hợp miễn dịch trong máu.
– Điều này có nghĩa là, những lần nhiễm virus về sau sẽ khiến người bệnh có thể diễn biến nặng hơn so với lần nhiễm trước đó. Tuy nhiên, việc sốt xuất huyết có diễn biến nặng hơn hay không còn phụ thuộc nhiều vào việc phát hiện, chẩn đoán, điều trị có kịp thời và đúng phác đồ hay không.
Nếu nhiễm lại một tuýp virus dengue khác với tuýp đã từng nhiễm thường xuất hiện bệnh cảnh nặng hơn, dễ trở thành sốt xuất huyết dengue (SXHD) hoặc sốc dengue do cơ chế hình thành các phức hợp miễn dịch trong máu.
Các biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết:
1.Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, mỗi người hãy thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
2. Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: Để thực hiện kiểm soát và khống chế muỗi Aedes truyền bệnh một cách hiệu quả, lâu dài cần tuyên truyền giáo dục và hướng dẫn cho người dân quy hoạch lại khu vực dân cư và cách dự trữ nước sinh hoạt ở hộ gia đình; thường xuyên làm tổng vệ sinh môi trường khu dân cư, loại bỏ tối đa ổ bọ gậy nguồn (là vị trí muỗi đẻ trứng hay gặp nhất ở mỗi địa phương) của loài muỗi Aedes.
3. Vệ sinh phòng bệnh: Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh SD/SXHD; biện pháp kiểm soát, diệt bọ gậy/loăng quăng và muỗi trưởng thành của loài Aedes là quan trọng nhất. Hướng dẫn để người dân làm nắp đậy kín bể chứa nước, thường xuyên thau rửa bể, chum, vại; loại bỏ hoặc kiểm soát những nơi muỗi Aedes thường đẻ trứng như lọ hoa, bể cá cảnh, đồ vật phế thải có đọng nước mưa quanh hộ gia đình; nuôi thả một số loại cá nhỏ hoặc giáp xác ăn bọ gậy như Mesocyclop ở những vật chứa nước lớn ít có khả năng thay rửa. Cho muối hoặc dầu hỏa, ma dút vào nước chống kiến.
4. Chống muỗi đốt bằng nằm màn cả đêm và ngày, nhất là cho trẻ nhỏ; hướng dẫn cách xua muỗi chống đốt cho trẻ lớn.
5. Diệt muỗi trưởng thành bằng hóa chất diệt côn trùng theo đúng chỉ định và hướng dẫn của ngành y tế. Hóa chất thường dùng hiện nay là các dẫn chất thuộc nhóm Pyrethroid ít độc với người và gia súc. Cũng có thể sử dụng các biện pháp khác để xua, diệt muỗi trưởng thành như xông khói, xua đập cơ học, dùng mành rèm thường hoặc mành rèm tẩm hóa chất, dùng hương muỗi…vào những giờ muỗi hoạt động mạnh.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Ngọc Thiện (T/h)