Ngành công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ thông tin (CNTT) hiểu theo nghĩa rộng là việc sử dụng máy tính và phần mềm máy tính vào việc tạo ra, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên sâu tùy theo chuyên ngành mình lựa chọn như: Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin ứng dụng, Mạng máy tính, An toàn mạng, Máy học và ứng dụng.
Học ngành Công nghệ thông tin cần tố chất gì?
Để thành công trong các lĩnh vực liên quan đến IT, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:
- Có đam mê với công nghệ – phần mềm, đặc biệt là máy tính;
- Trí thông minh và khả năng sáng tạo;
- Tư duy logic và nhạy bén;
- Tính chính xác và thận trọng trong công việc;
- Ham học hỏi và trau dồi kiến thức;
- Có khả năng chịu áp lực công việc;
- Khả năng ngoại ngữ tốt.
Ngành Công nghệ thông tin học gì?
– Kiến thức đại cương: Tư duy thiết kế dự án; Đổi mới sáng tạo và tư duy khởi nghiệp, Tâm lý học ứng dụng…
– Kiến thức chuyên ngành: Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Cơ sở dữ liệu nâng cao, Lập trình ứng dụng với Java, Kiến trúc và hệ điều hành máy tính, Bảo mật thông tin, Công nghệ phần mềm,…
Top các chuyên ngành công nghệ thông tin bạn nên chọn
Công nghệ thông tin đang được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hướng tới sự phát triển của đất nước. Hiện tại, Công nghệ thông tin vẫn là ngành có nhu cầu tuyển dụng hàng đầu với mức lương hấp dẫn. Nếu đang băn khoăn nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin thì một số chuyên ngành công nghệ thông tin HOT để các bạn trẻ tham khảo đó là:
1. Khoa học máy tính
Khoa học máy tính thường gọi là Computer Science. Đây là chuyên ngành căn cứ trên toán học và ngôn ngữ máy tính. Ngành được dành cho các bạn trẻ có niềm đam mê nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ thông tin, tính năng tính toán của hệ thống máy tính.
Chuyên ngành khoa học máy tính tập trung đào tạo phần lý thuyết thông tin, tính toán cũng như ứng dụng của tính toán vào hệ thống máy tính. Computer Science cũng sẽ học các nguyên tắc cơ bản của các ngôn ngữ lập trình, đại số tuyến tính, thiết kế và phát triển phần mềm.
Cơ hội công việc cho vị trí này vô cùng rộng mở gồm các vị trí như:
- Lập trình viên thực hiện trên Website/ App.
- Chuyên viên phân tích, thiết kế sản phẩm thuộc công nghệ thông tin.
- Xây dựng, phát triển các phần mềm sử dụng trong tin học.
- Mạng máy tính, cơ sở truyền thông dữ liệu.
2. Công nghệ phần mềm
Công nghệ phần mềm (Software Engineering) là một trong các chuyên ngành công nghệ thông tin nổi bật. Trong thời đại công nghệ 4.0, đa số các lĩnh vực đều được tin học hóa. Vì thế, ngành công nghệ phần mềm trở nên thiết thực hơn bao giờ hết.
Theo học chuyên ngành này, các bạn sẽ học được khả năng xây dựng, chỉnh sửa cũng như phát triển phần mềm dựa trên các công cụ lập trình. Đồng thời, có thể phân tích, đánh giá yêu cầu của dự án đưa ra giải pháp tiếp cận công nghệ mới.
Công nghệ phần mềm sẽ áp dụng công cụ, thành phần phần mềm có sẵn để phát triển các dự án đáp ứng được yêu cầu công việc đặc thù trong từng lĩnh vực cụ thể. Ngoài ra, có khả năng thiết kế, xây dựng, cũng như vận hành, bảo trì, phát triển hệ thống thông tin cho cơ quan, trường học, doanh nghiệp,..
3. Kỹ thuật máy tính
Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering) tập trung nghiên cứu, thiết kế, phát triển các linh kiện máy tính như: mạch điện tử, chip,… nhằm phục vụ cho quá trình vận hành các phần cứng.
Chuyên ngành này thu hút các bạn yêu thích, đam mê với việc phát triển hệ thống phần cứng, phần mềm của máy tính. Kỹ thuật máy tính là lĩnh vực của sự kết hợp công nghệ thông tin và điện tử. Lựa chọn kỹ thuật máy tính, các bạn sẽ có cơ hội việc làm hấp dẫn trở thành:
- Kỹ sư điện tử, mạch điện.
- Nhân viên công nghệ thông tin chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức các phần mềm.
- Lập trình các con chip điện tử cho đồ dùng gia dụng, thiết bị điện tử, di động,…
4. Kỹ thuật mạng
Kỹ thuật mạng (Network Technology) là ngành chuyên về quản trị mạng, an ninh mạng, thiết kế mạng phù hợp với từng khu vực và dịch vụ mạng. Qua đó, phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc quản trị mạng.
Sự phát triển của đường truyền Internet là bước tiến mạnh mẽ của công nghệ hiện đại. Điều này thúc đẩy sự phát triển công việc liên quan tới chuyên ngành kỹ thuật mạng. Sinh viên học ngành này sau khi ra trường có thể thực hiện các tác vụ thuộc về quản trị mạng như: Kết nối đường truyền, lưu trữ thông tin, cơ sở dữ liệu,…
5. Hệ thống thông tin quản lý
Hệ thống thông tin quản lý là ngành được biết tới với tên gọi tắt là MIS (Management Information Systems). MIS là ngành học chuyên về nghiên cứu công việc tổng hợp dữ liệu dựa theo nhu cầu của con người, tổ chức, công ty bao gồm vận hành, sản xuất cũng như kinh doanh.
Ngành học kết hợp giữa phần cứng, phần mềm, mạng truyền thông nhằm thu thập, tạo và phân phối các dữ liệu thông tin trong tổ chức, doanh nghiệp. Công việc tập trung vào hoạt động thiết kế, quản trị cũng như vận hành các hệ thống thông tin.
Ngoài ra, ngành học cũng chú trọng phân tích dữ liệu, kết nối với các bên liên quan trong các tổ chức, doanh nghiệp với các chuyên gia công nghệ thông tin. Từ đó, biết cách làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động đảm bảo hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh hơn.
6. Robot và trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo hay AI trong lĩnh vực khoa học máy tính có cung cấp kiến thức giúp cho con người có thể lập trình cho máy tính có hành vi thông minh như con người. Kỹ sư làm việc trong ngành trí tuệ nhân tạo sẽ thực hiện các công việc như sau:
- Huấn luyện máy tính thực hiện nhiệm vụ căn cứ trên dữ liệu, thuật toán.
- Thu thập, phân tích, giải thích các bộ dữ liệu lớn, phức tạp.
- Đưa ra các xu hướng kinh doanh và thị trường.
Đây là một ngành mới, có nguồn nhân lực khan hiếm, trí tuệ nhân tạo là chuyên ngành công nghệ thông tin hấp dẫn với mức lương cao trong ngành. Các vị trí công việc trong ngành trí tuệ AI gồm:
- Kỹ sư hay vị trí chuyên viên phát triển nền tảng ứng dụng AI vào phần mềm.
- Phát triển dây chuyển tự động hóa và các Robot.
- Kiến trúc sư dữ liệu.
- Mã ngành: 7480201
- Tổ hợp xét tuyển:
- A00 : Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
- C02: Văn, Toán, Hóa
- D01: Văn, Toán, Anh
1. Phương thức tuyển sinh:
1.1 Phương thức 1: Xét tuyển học bạ theo 03 cách:
– Học bạ các lớp 10, 11 và học kỳ 1 của lớp 12 theo tổ hợp 03 môn.
– Học bạ lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12 theo tổ hợp 03 môn.
– Học bạ của lớp 12 theo tổ hợp 03 môn.
1.2. Phương thức 2: Xét tuyển thẳng
Tuyển thẳng các thí sinh tốt nghiệp THPT và đạt một trong các điều kiện sau:
– Xét tuyển thẳng đối với thí sinh đạt giải học sinh giỏi cấp Tỉnh, cấp quốc gia, học sinh trường chuyên.
– Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ trong nước hoặc Quốc tế đạt chuẩn sau: Chứng chỉ từ bậc 3 trở lên theo Khung Tiếng Anh 06 bậc của Bộ GD&ĐT; chứng chỉ IELTS từ 4.5; chứng chỉ APTIS trình độ từ B1; Chứng chỉ tiếng Anh Cambridge trình độ từ cấp độ PET; Chứng chỉ Englishscore từ 400 trở lên.
1.3. Phương thức 3: Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi (theo thang điểm 10) đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy chế tuyển sinh 2024.
1.4. Phương thức 4: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG-HCM năm 2024, có tổng điểm từ 500 trở lên.
2. Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển:
Đợt 1: 20/4 – 31/5/2024 Đợt 4: 01/9 – 30/9/2024
Đợt 2: 01/6 – 31/7/2024 Đợt 5: 01/10 – 30/11/2024
Đợt 3: 01/8 – 31/8/2024 Đợt 6: 01/12 – 31/12/2024
3. Hồ sơ xét tuyển gồm:
– Phiếu đăng ký xét tuyển ();
– Bản photo công chứng học bạ THPT;
– Bản photo công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT (tạm thời);
– Kết quả kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG–HCM năm 2024 (nếu có);
– Bản photo công chứng Giấy khai sinh; chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;
– Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
4. Hình thức nhận đăng ký xét tuyển:
Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bằng 03 hình thức:
– Đăng ký trực tuyến tại website: //metmar.net/dang-ky-truc-tuyen/ hoặc //tuyensinh.metmar.net/
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trụ sở chính QTU;
– Gửi hồ sơ qua đường bưu điện theo địa chỉ: Phòng Truyền thông và Tuyển sinh, Game đánh bài Liêng
, 327 Đào Tấn, phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Lưu ý: Đối với Phương thức số 3 thí sinh đăng ký bằng Phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và Xét tuyển đại học 2024, mã trường DQT.
5. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh:
Chính sách ưu tiên theo đối tượng, theo khu vực được thực hiện theo quy chế tuyển sinh năm 2024.
6. Hướng dẫn nhập học:
Thí sinh trúng tuyển bắt buộc phải nộp các hồ sơ sau đây mới đủ điều kiện nhập học:
– Giấy báo trúng tuyển;
– Lý lịch học sinh, sinh viên theo mẫu của Bộ GD&ĐT;
– Bản sao giấy khai sinh;
– Bản sao công chứng Học bạ THPT;
– Bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT;
– Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2024 sẽ bổ sung Bằng tốt nghiệp THPT ngay sau khi được cấp bằng tốt nghiệp);
– Giấy khám sức khỏe;
– Hồ sơ và Giấy chuyển sinh hoạt Đảng, sinh hoạt Đoàn (nếu có);
– 04 ảnh cỡ 3×4 (ghi rõ họ tên, ngày sinh ở mặt sau);
– Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
Lưu ý: Thí sinh có thể nộp trực tiếp tại Trường hoặc gửi qua đường bưu điện theo thời gian quy định.
Thời gian nhập học: Thí sinh nhập học theo thời gian được thông báo cụ thể trong Giấy báo trúng tuyển của QTU.
7. Các ưu đãi dành cho thí sinh đăng ký xét tuyển:
Đăng ký xét tuyển sớm để được nhận học bổng lên đến 05 triệu đồng, miễn phí ký túc xá trong năm học đầu tiên, được cam kết giới thiệu việc làm, nơi thực hành, thực tập…
8. Thông tin liên hệ:
Mọi chi tiết, xin vui lòng liên hệ qua điện thoại 0256.2241.037 – 090.1164.488 hoặc email: [email protected] để được hướng dẫn, hỗ trợ.
PHÒNG TRUYỀN THÔNG & TUYỂN SINH